Sửa máy tính hiện tượng liên quan đến bo mạch chủ
Cuối cùng là hiện tượng máy tính không thể khởi động được. Ngoài các yếu tố về nguồn điện, CPU hay RAM, thì bo mạch chủ chính là thiết bị cần kiểm tra lại nhất.Hiện tượng thứ ba rất có thể liên quan đến lỗi bo mạch chủ là việc máy tính bị treo trong lúc bạn đang sử dụng nó. Khi đó, bạn sẽ không thể tác động gì vào bàn phím hay con chuột, hay thậm chí không thể nhấn cả nút Reset trên thùng máy, vì toàn bộ đã mất tác dụng. Và việc tắt nguồn điện máy tính, rồi mở lại, dường như là giải pháp duy nhất dành cho bạn lúc đó.Hiện tượng thứ hai là đồng hồ máy tính luôn chạy sai mỗi khi bạn khởi động lại nó. Trong lúc khởi động, máy tính cũng dừng lại, và hiển thị thông báo, cho bạn biết cần nhấn phím F1 hay một phím nào khác, tùy dòng bo mạch chủ, để vào CMOS và khai báo lại thời gian.Đầu tiên là sau khi khởi động lại máy tính, nếu quá trình POST (Power On Self Test) không xảy ra suôn sẻ, sau đó nạp hệ điều hành Windows, mà lại phát ra các tiếng bíp ngắn hay dài bằng loa, thì nghĩa là bo mạch chủ, hoặc một vài thiết bị đang gắn lên nó bị lỗi. Điều khó khăn ở đây là mỗi loại bo mạch chủ của các hãng, do sử dụng các BIOS không giống nhau, nên tiếng bíp báo lỗi cũng rất khác biệt.Các hiện tượng liên quan đến bo mạch chủ.
Sửa máy tính từng bước kiểm tra và xử lý
Hầu hết các loại bo mạch chủ, bạn có thể tháo lắp viên pin CMOS một cách đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên với những dòng máy cũ có thiết kế pin CMOS được hàn cứng vào bo mạch thì bạn sẽ phải mang bo mạch chủ ra các dịch vụ máy tính để nhờ họ giúp đỡ.Nếu hiện tượng bạn gặp là luôn phải cập nhật lại thời gian mỗi lần khởi động máy tính, thì nhân lúc này, bạn hãy tiến hành thay mới viên pin CMOS cho đỡ tốn công. Do giá thành của viên pin CMOS khá rẻ, nên dù có thay sớm thì bạn cũng sẽ không quá lãng phí.Nếu không phải là một kỹ sư hay kỹ thuật viên điện tử, thì việc của bạn lúc này chỉ là mang chiếc bo mạch chủ ấy ra cửa hàng dịch vụ tin học để họ sửa chữa, bằng cách thay các tụ điện ấy, mà thôi.Sau đó, bạn chú ý quan sát các tụ điện nằm rải rác trên bo mạch chủ. Mặt trên của các tụ điện thường phẳng khi chúng còn nguyên vẹn và hoạt động tốt. Nếu bạn đang sống hay làm việc ở những vùng có nguồn điện không ổn định, thì các tụ rất dễ bị hỏng. Khi đó trên bo mạch chủ sẽ có một vài tụ bị phù lên theo các đường chéo của mặt trên tụ.Đầu tiên, bạn hãy nhìn khắp một lượt bo mạch chủ xem có chỗ nào bị ẩm ướt, rỉ sét bao phủ lên mạch in hay không. Nếu có, bạn có thể dùng một bàn chải lông mềm đánh nhẹ lên các vị trí đó. Một miếng giẻ khô hay bình xịt khí nén sẽ có giá trị trong trường hợp này. Dùng miếng giẻ khô lau sạch vị trí ẩm hay rỉ sét, rồi dùng bình xịt khí nén thổi sạch các vết bẩn ấy là xong.Sau khi tắt nguồn và mở thùng máy ra, bạn hãy lần lượt thực hiện các bước kiểm tra sau. Đừng quên đeo vòng chống tĩnh điện trước khi thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa bo mạch chủ, nếu như bạn không muốn làm nó hư hỏng nặng hơn.